Trong quá trình can thiệp sớm và giáo dục hoà nhập Trường mầm non Newstar sử dụng các phương pháp can thiệp, giáo dục
- ABA (Phân tích hành vi ứng dụng)
- PECS (Hệ thống giao tiếp trao đổi tranh ảnh)
- TEACCH (Trị liệu và giáo dục trẻ tự kỷ và trẻ khuyết tật về giao tiếp)
- SI (Hòa nhập cảm giác)
- OT (Occupatoin Therapy – Hoạt động tri liệu)
- Social story (câu chuyện xã hội)
- Phương pháp “Trị liệu ngôn ngữ và lời nói”
- Phương pháp hình thành
- Phương pháp xâu chuỗi…
1. Áp dụng các PPGD thông thường có sự điều chỉnh cho phù hợp với trẻ.
1.1 Phương pháp dùng lời nói (trò chuyện, kể chuyện, giải thích): Dùng lời nói, lời kể diển cảm, câu hỏi gợi mở được sử dụng phù hợp cùng với các cử chỉ, điệu bộ nhằm khuyến khích trẻ tập nói và giao tiếp với đồ vật, với mọi người xung quanh. Tạo tình huống thích hợp để trẻ bộc lộ ý muốn, chia sẻ những cảm xúc với người khác bằng lời nói và hành động cụ thể.
1.2 Phương pháp trực quan minh họa: Dùng các phương tiện trực quan (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh, phim ảnh...) hành động mẫu (lời nói và cử chỉ) cho trẻ quan sát, nói và làm theo, rèn luyện sự nhạy cảm của các giác quan (nhìn, nghe, ngửi, sờ mó, nếm..).
1.3 Phương pháp thực hành: Hành động thao tác với đồ vật, đồ chơi: sử dụng các đồ vật, dụng cụ đơn giản phù hợp với mục đích và nội dung giáo dục. Trẻ cùng làm theo và thao tác với đồ vật như sờ mó, cầm nắm, lắc, mở, đóng, chồng lên, và phối hợp vận động với các giác quan.
- Trò chơi: Sử dụng các yếu tố chơi, các trò chơi thích hợp để kích thích trẻ hoạt động, mở rộng hiểu biết về môi trường xung quanh và phát triển lời nói.
- Luyện tập: Cho trẻ thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần các câu nói, động tác, hành vi, cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung, yêu cầu giáo dục và hứng thú của trẻ.
- Phương pháp nêu tình huống có vấn đề: Là đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ tìm tòi, suy nghĩ dựa trên vốn kinh nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra.
1.4 Phương pháp đánh giá, nêu gương:Người lớn tỏ thái độ đồng tình, khích lệ những việc làm, hành vi, lời nói tốt của trẻ.
Ở lứa tuổi nhỏ, khen, nêu gương và khích lệ trẻ làm được những việc tốt là chủ yếu, có thể chê khi cần nhưng phải nhẹ nhàng và không quá lạm dụng.
Đánh giá: Thể hiện thái độ đồng tình hoặc chưa đồng tình của người lớn, của bạn bè trước việc làm, hành vi, cử chỉ của trẻ. Từ đó đưa ra nhận xét, tự nhận xét trong từng tình huống, hoàn cảnh cụ thể.
1.5 Phương pháp dùng tình cảm:Dùng cử chỉ âu yếm, vỗ về, vuốt ve gần gũi trẻ cùng với những điệu bộ, nét mặt, lời nói, để tạo cho trẻ những cảm xúc an toàn, tin cậy, thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, gắn bó, tiếp xúc với người thân và môi trường xung quanh. Khuyến khích và ủng hộ trẻ hoạt động khơi gợi niềm vui, tạo niềm tin, cổ vũ sự cố gắng của trẻ trong quá trình hoạt động
2. Áp dụng các PPGD chuyên biệt cho phù hợp với mức độ tật của trẻ tự kỷ.
Trường dạy trẻ tự kỷ Ánh Sao áp dụng những phương pháp giáo dục chuyên biệt tối ưu nhất, mang lại hiệu quả nhất để phục vụ cho việc chữa trị cho trẻ tự kỷ
2.1 Phương pháp ABA (Applied Behavior Analysis – Phân tích hành vi ứng dụng)
Đây là một trong số những phương pháp khá hữu hiệu để dạy trẻ tự kỉ. Do tác giả Ivar Lovaasvà các bạn đồng nghiệp đã nghiên cứu và phát triển vào những năm 1990. Những kĩ năng đặc biệt được dạy bằng cách chia các hành vi ra thành từng bước nhỏ, dạy một bước trong một thời điểm và củng cố bước đó. Nhiều năm qua, ABA được sử dụng để dạy các cá nhân với những khả năng khác nhau,và có thể được sử dụng trong tất cả lĩnh vực: tự chăm sóc, lời nói và ngôn ngữ, kĩ năng ứng xử xã hội.
Với phương pháp này, cần dạy dưới hình thức sau: Thiết lập mối quan hệ thân thiện; Mở rộng ngôn ngữ tiếp nhận, sử dụng các câu nói có cấu trúc chặt chẽ; Phát triển các kỹ năng bắt chước – bắt chước ngôn ngữ cơ thể; Phát triển kỹ năng bắt chước khi chơi trò chơi; Phát triển kỹ năng bắt chước lời nói
2.2 Phương pháp TEACCH (Treatment and EducationAutistic Children Communication Handicap – Trị liệu và giáo dục trẻ tự kỉ và trẻ khó khăn về giao tiếp)
TEACCH là một cách tiếp cận theo suốt cuộc đời nhằm trẻ tự kỉ có một cuộc sống hữu ích trong cộng đồng. Cách tiếp cận này bắt đầu cung cấp các thông tin thị giác, cấu trúc và sự dự đoán vì người ta nhận ra là kênh học tập thuận lợi nhất là thông qua thị giác. TEACCH là một chương trình được thiết kế trong đó người ta dạy các kỹ năng mới trong một tình huống một thầy một trò với giáo viên; các kỹ năng hiện tại được thực hành trong một tình huống độc lập; và các cơ hội tương tác xã hội diễn ra trong các hoạt động nhóm. Cấu trúc này nhằm mục đích tận dụng thế mạnh của trẻ tự kỉ, kỹ năng thị giác và sự kết nối với thói quen sinh hoạt của trẻ và dùng những thế mạnh này giúp giảm thiểu những khó khăn của trẻ. Điều này có tác dụng làm giảm sự cáu kỉnh và sợ hãi lo âu mà họ có thể có trong những trường hợp ít được cấu trúc hơn dẫn tới những vấn đề về hành vi. Điều đó giúp họ phát triển hướng tới làm việc độc lập và phù hợp với công việc dựa trên tuổi và khả năng của họ.
2.3 Hệ thống giao tiếp qua tranh ảnh (PECS): PECS được viết tắt bởi bốn chữ trong tiếng Anh là: Picture Exchange Communication System (Hệ thống giao tiếp trao đổi hình ảnh). Hệ thống giao tiếp trao đổi hình ảnh là một công cụ hết sức quan trọng trong việc can thiệp chứng tự kỷ. Trong PECS, ngôn ngữ lời nói được thay thế bằng việc sử dụng thẻ hình cho giao tiếp. Khi trẻ tự kỷ chưa có ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ bị hạn chế, hình ảnh sẽ giúp trẻ yêu cầu người khác và thực hiện yêu cầu của người khác. Hình ảnh lúc này là trung gian để chuyển tải thông tin diễn ra mối quan hệ tương tác giữa trẻ tự kỷ và người lớn. Theo các chuyên gia về phương pháp này thì tình trạng giao tiếp của trẻ khá lên rất nhiều khi sử dụng phương pháp PECS. Đây được coi là phương pháp hỗ trợ cho ngôn ngữ trong giao tiếp và góp phần hình thành ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ.
2.4 Phương pháp hoạt động Tâm Vận động Bernard Aucouturier
Tâm vận động: Tâm lý - vận động: Psychology - motor, Psychomotor. Tâm vận động là hoạt động của các giác quan, cơ bắp dưới sự điều khiển của não bộ. Tùy vào mức độ trưởng thành của não bộ mà nó chỉ đạo các hoat động vận động cơ thể của con người.
Phương pháp hoạt động Tâm vận động:Là một phương pháp can thiệp thuộc lĩnh vực tâm lý và giáo dục, nhằm giúp trẻ phát triển một cách đồng bộ trong mọi lĩnh vực đời sống của con người. Tâm vận động là một phương pháp tác động qua vận động cơ thể giúp trẻ biểu lộ cảm xúc đồng thời qua vui chơi giúp trẻ phát triển các yếu tố hình thành nhân cách của trẻ như: yếu tố về vận động, cơ thể, tâm sinh lý, giao tiếp xã hội và nhận thức. Nhấn mạnh vai trò của những hành vi hoặc tác phong vận động.
Mục tiêu của Phương pháp Tâm Vận Động: theo quan điểm của Bernard Aucouturier, là “Tìm cách nâng đỡ, xúc tác tiến trình phát triển của trẻ em trong đời sống tâm lý và tình cảm, bằng cách dựa vào những vận động cơ thể để tác động, hay sử dụng những năng lực của cơ thể để can thiệp giúp trẻ thay đổi các hành vi rối loạn bằng những hành vi có chủ đích”.Nói khác đi, Tâm vận động là phát huy và kiện toàn mối quan hệ tương tác giữa con người và cơ thể mình, giúp kích thích những kỹ năng và ý thức xuyên qua các hoạt động tự ý thay vì dùng ngôn ngữ để tác động, mặc dù lời nói vẫn được sử dụng nhưng đó không phải là một dụng cụ ưu tiên mà người chuyên viên tâm vận động sử dụng.